Phần mềm quản lý cân dùng mã vạch

0 Đánh giá

Cân Điện Tử Huy Hoàng

Giá:                    Liên Hệ


Còn hàng


PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÂN BẰNG MÃ VẠCH

Mục đích:

  • Kiểm tra loại và khối lượng nguyên liệu được cân hoàn toàn bằng thiết bị cân và mã vạch
  • Hạn chế tuyệt đối viêc nhầm loại và cân sai do con người
  • Quản lý nguyên liệu đầu vào và ra trước khi thành phẩm.

Mô tả:

  • Gíam sát khối lượng cân theo công thức pha chế à tránh việc cân không đúng với công thức pha chế.
  • In Mã Vạch cho từng nguyên liệu đã cân. à chứng nhận đầu ra nguyên liệu trước khi pha chế.
  • Scan kiểm tra lại trước khi pha chế.
  • Lập Báo Cáo Sản Xuất.
  • Thông kê nguyên liệu đã sử dụng (tồn kho).

 

 

 

III - VI Dụ QUY TRÌNH:

Công Thức A(CTA) Gồm:

Nguyên Liệu K (NLK) = 0.6Kg

Nguyên Liệu M (NLM)= 26.5Kg

Nguyên Liệu Z (NLZ)= 130.7Kg

Công Thức B(CTB) Gồm:

Nguyên Liệu X (NLX) = 1.2Kg

Nguyên Liệu Y (NLY)= 21.5Kg

Nguyên Liệu Z (NLZ)= 90.7Kg

1- Kế Hoạch Sản Xuất Hôm Nay gồm:

          Kế Hoạch 1 (KH1)= 5 Mẽ CTA

          Kế Hoạch 2 (KH2)= 3 Mẽ CTB

2- Phân Loại Nguyên liệu và giám sát quá trình cân:(Cân đúng thì in mã vạch xác nhận)

Cân số 1 (cân nhỏ max 2Kg):

NLK = 0.6Kg                5 Mẽ

NLX = 1.2Kg                3 Mẽ

Cân số 2 (cân vừa max 50Kg):

NLM = 26.5Kg              5 Mẽ

NLY = 21.5Kg               3 Mẽ

Cân số 3 (cân lớn max 300Kg):

NLZ = 130.7Kg             5 Mẽ

NLZ = 90.7Kg               3 Mẽ

3- Kho Trung Chuyển sẽ có khi cân xong: (của 2 Kế Hoạch, tất cả đã có xác nhận mã vạch).

NLK           X5

NLM           X5

NLX           X3

NLY            X3

NLZ            X8

IV - THIếT LậP CÔNG THứC

 

Công thức gồm:

  1. Tên Công Thức
  2. Tên các Nguyên Liệu
  3. Trọng lượng yêu cầu
  4. Sai số cân cho phép
  5. Chọn thiết bị để cân
  6. Ngày giờ lập công thức
  7. Người lập công thức

* Chỉ tạo 1 lần cho 1 công thức, sau này chỉ cần chọn để sử dụng,(có thể chỉnh sửa).

IV – LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

 

 

Lập Kế Hoạch gồm:

  1. Tên kế hoạch
  2. Tên công thức
  3. Người lập
  4. Ngày giờ lập
  5. Trạng thái kế hoạch theo màu
    Trắng         mới lập chưa cân
    Đỏ              đang cân
    Xanh          cân xong
    Tím             Chưa mang đi sản xuất
    Hồng          Đang scan để sản xuất
  6. Lưu và xóa thông báo khi đã mang đi sản xuất.
  7. Hủy kế hoạch

V – THỰC HIỆN CÂN

 

- Được liệt kê các nguyên liệu chưa cân (khi đã cân thì sẽ không hiển thị)

- Phân loại cân để sử dụng

- Giám sát trọng lượng cân trực tuyến:

          Đúng: báo âm thanh, in barcode và hiển thi nguyên liệu kế tiếp

          Sai: báo âm thanh, báo số trọng lượng đang dư hoặc thiếu, cần cân lại.

- Để tiện lợi sản xuất có thể chọn Nguyên liệu bất kỳ để cân, vì danh sách trên là danh sách NL chưa cân, chọn nguyên liệu nào cũng được.

- Các nguyên liệu của 1 kế hoạch cân hoàn tất, máy sẽ in chứng từ kết thúc quy trình

VI – THỰC HIỆN SCAN MANG SẢN XUẤT

 

 

Liệt kê các Kế Hoạch đã cân hoàn tất ( đang hoặc chưa cân sẽ không hiển thị)

  1. Chọn Kế hoạch cần sản xuất
  2. Tiến hành scan từng nguyên liệu đã cân
  3. Trạng thái scan
    Đúng : báo âm thanh đúng và báo xanh nguyên liệu đang chọn
    Sai: báo âm thanh sai, chọn nguyên liệu khác
  4. Khi đã scan đẩy đủ các nguyên liệu trong 1 kế hoạch đã chọn, máy sẽ tự in danh sách nguyên liệu dùng làm chứng từ kết thúc quy trình.
  5. Lưu và xóa kế hoạch hoàn tất.

VII – BÁO CÁO VÀ PHÂN QUYỀN

 

Lập báo cáo theo tất cả các thông tin trên máy

Có các phân quyền theo tên và mật khẩu của người sử dụng

1- Cao nhất admin:

Thêm, bớt các thành viên khác

Lập công thức

Lập kế hoạch

Lập báo cáo

Cài đặt

Tất cả các thao tác cân scan

2- Cấp Trưởng bộ phận:

          Tất cả các quyền trên

          Hạn chế quản lý thành viên

3- Cấp trưởng ca:

          Chỉ lập kế hoạch

Tất cả các thao tác cân & scan

4- Cấp nhân viên

Chỉ thao tác cân & scan

CÁC TÍNH NĂNG MỞ RỘNG THÊM

1- Không cần cân các kiện hàng chuẩn

Vd: trọng lượng cần là 112 kg

          Cách 1: cân toàn bộ 112 Kg để máy ghi nhận (có 1 barcode xác nhận)

          Cách 2: cân 12kg và khai báo có 2 kiện hàng chuẩn 50kg  ( có 3 barcode xác nhận)

2- Thiết lập danh sách nguyên liệu tương đương.

Vd: Trên công thức đang sản xuất có nguyên liệu A, và NL A hết hay không sử dụng được thì:

          Cách 1: hủy bỏ kết hoạch, tạo công thức mới (không có NLA), cân lại.

          Cách 2: Lập danh sách có xác nhận NLM tương đương với NLA từ trước, lúc này có thể chuyển NLA thành NLM để cân tiếp.

3 – Thông báo hạn sử dụng nguyên liệu

          Có những loại nguyên liệu để lâu ngoài không khí sẽ hư hỏng, nên có thể giám sát và thông báo thời gian này.

4 - Kiểm tra barcode nhà cung cấp nguyên liệu để xác nhận nguyên liệu đang cân là đúng loại nhằm hạn chế tối đa nhầm nguyên liệu

          Không Kiểm tra được toàn bộ nguyên liệu vì barcode của tất cả các nhà cung cấp không đồng nhất.

 

 

Sản phẩm liên quan